Pages

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Các bài tập phục hồi chức năng cho BN liệt nửa người do tai biến mạch máu não


Các bài tập phục hồi chức năng cho BN liệt nửa người do tai biến mạch máu não
Mục tiêu cuối cùng của phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não là giúp bệnh nhân tái hoà nhập với cuộc sống của gia đình và cộng đồng. Muốn tái hoà nhập  bệnh nhân phải tự thực hiện được các loại vận động và chức năng tương ứng ở các vị thế, đặc biệt là vị thế đứng vì có nhiều động tác vận động bệnh nhân có thể làm được khi nằm hoặc ngồi nhưng chưa chắc đã làm được khi đứng.  
1. Tập đứng lên từ vị thế ngồi 

  • Người tập trợ giúp đứng lên từ phía trước:
image001_1.png
Người bệnh ngồi trên ghế hoặc trên giường có chiều cao phù hợp, hai tay duỗi thẳng ra trước, cài các ngón vào nhau, đặt trên hai vai của người tập.
Người tập đứng ở phía trước bệnh nhân, gấp khớp háng và khớp gối để hạ thấp người xuống, hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt lên hai bên bả vai để đỡ hai tay bệnh nhân.
 
 
image003_1.png
Sau đó người tập giúp và hướng dẫn bệnh nhân cúi người về phía trước bằng cách gấp hai khớp háng, duỗi thẳng cột sống, dồn trọng lượng cơ thể về phía trước đều lên hai chân
 
image005_1.png
Khi bệnh nhân đã dồn trọng lượng về phía trước đầy đủ, ngườiì tập yêu cầu bệnh nhân chủ động đứng lên. Sau khi đứng bệnh nhân thường bị khuỵu khớp gối và khớp háng bên liệt, do vậy người tập cần lưu ý để sẵn sàng đỡ cho bệnh nhân bằng khớp gối và tay của mình.
  • Người tập trợ giúp đứng lên từ phía bên: Khi khả năng phục hồi của bệnh nhân tốt hơn, bệnh nhân có thể thực hiện được một số phần trong động tác đứng lên thì người tập chỉ cần hỗ trợ phần  động tác mà bệnh nhân không tự làm được.
image007_1.pngNgười bệnh ngồi trên ghế hoặc trên giường có chiều cao phù hợp, trọng lượng dồn đều lên hai bên mông, cài các ngón tay hai bên vào nhau, duỗi thẳng ra trước. Người tập đứng về phía bên liệt của bệnh nhân, một tay đỡ hai tay bệnh nhân giúp cho bệnh nhân dồn trọng lượng về phía trước, tay kia đặt trên khớp gối, một bàn chân đặt sát bàn chân bên liệt.
image009_1.pngSau đó người tập hướng dẫn bệnh nhân dồn trọng lượng về phía trước đều trên hai chân. Nếu cần hỗ trợ người tập lấy tay mình làm mốc, giúp bệnh nhân duỗi thẳng hai tay, cúi về phía trước bằng cách gấp khớp háng hai bên, giữ cột sống ở tư thế duỗi.
 
 image011_1.pngKhi trọng lượng đã dồn về phía trước đầy đủ, người tập yêu cầu bệnh nhân chủ động đứng lên cùng với sự trợ giúp của mình.
 
image013_1.pngTrong khi đứng dậy và sau khi đứng lên bệnh nhân có thể xê dịch bàn chân bên liệt, gập khuỵu khớp háng và khớp gối bên liệt do đó người tập cần lưu ý đề phòng và đỡ cho bệnh nhân bằng bàn chân, khớp gối và tay của mình.
  • Người tập hướng dẫn bệnh nhân tự đứng lên: Khi khả năn vận động của bệnh nhân đã phục hồi tốt hơn, người tập hướng dẫn bệnh nhân cách tự đứng lên
image015_1.jpgBệnh nhân ngồi trên ghế, trên giường hoặc trên xe lăn có chiều cao phù hợp,  thân mình thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Hai bàn chân sát trên sàn nhà cách nhau 20-30cm, bàn chân bên liệt ở ngang mức hoặc phía sau bàn chân bên lành, hai tay duỗi, hai bàn tay cài các ngón với nhau, đặt giữa hai đùi.
image017_1.jpgNgười tập hướng dẫn bệnh nhân duỗi thẳng hai tay ra trước, cúi người để dồn trọng lượng cơ thể về phía trước đều trên hai mông và hai chân. Lưu ý bệnh nhân để hai bàn chân ngang nhau, hoặc bàn chân bên liệt ở phía sau, không kéo bàn chân bên lành ra sau bàn chân bên liệt. Khi bệnh nhân đã cúi và trọng lượng đã dồn về phía trước đầy đủ, người tập yêu cầu bệnh nhân tự đứng lên. Lưu ý bệnh nhân đề phòng khuỵu khớp gối, khớp háng và ngã về phía bên liệt.
2. Tập vận động ở tư thế đứng
2.1 Tập đứng thăng bằng
image019_1.jpgBệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng về phía bên liệt. Hướng dẫn bệnh nhân tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành; đứng và vận động thân mình: cúi, ngửa, nghiêng, xoay; đứng và vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động).
2.2 Tập dồn trọng lượng lên chân liệt:
image021_1.png  Bệnh nhân đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Người tập đứng về phía bên liệt của bệnh nhân, giúp bệnh nhân duỗi thẳng tay sang ngang, khớp vai vuông góc. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó bên cạnh, cao 15-20cm.
  image023_1.pngCó thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng trong thanh song song, hai tay vị nhẹ lên hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó phía trước cao 15-20 cm.
image025_1.jpgKhi khả năng thăng bằng và vận động của bệnh nhân đã tốt hơn, có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng thẳng, sau đó chuyển trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó cao 20- 30cm ở phía trước mặt để dồn trọng lượng  cơ thể lên chân bên liệt.
  image027_1.png
Cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân đứng, bước và đặt bàn chân liệt lên một bục tập (hoặc vật gì đó cố định vững chắc) cao 15-20 cm  ở phía trước.  Sau đó nhấc chân lành lên rồi đặt xuống như cũ, hoặc đặt bàn chân lành lên bục tập cùng với chân liệt, hoặc bước chân lành qua bục tập sang phía bên kia.
2.3 Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân:
image029_1.jpgNgười tập hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, hai tay thả lỏng dọc theo thân, hai bàn chân cách nhau 15 - 20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó yêu cầu bệnh nhân lần lượt lấy chân trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên trái. Người tập luôn đứng về phía bên liệt của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết và đề phòng bệnh nhân ngã về phía bên liệt.

image031_1.jpgTiếp đến lấy chân phải làm trụ, dạng chân bên trái ra, nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên phải.
- Để đảm bảo an toàn nên cho bệnh nhân đứng bên cạnh một vật gì đó (bàn, tường, thanh song song...) để bệnh nhân có thể vịn đỡ khi cần thiết.
image033_1.jpgDụng cụ tập chuyển và dồn trọng lượng lần lượt sang hai bên (đơn giản và rất tốt là hai chiếc cân được ghép lại với nhau trong một chiếc hộp gỗ). Bệnh nhân đứng mỗi chân lên một bên cân, sau đó tập chuyển và dồn trọng lượng từ bên chân lành sang bên chân liệt và từ bên chân liệt sang bên chân lành. Dụng cụ này cũng có thể dùng để khám và đánh giá mức độ mất cân bằng của bệnh nhân khi đứng, đồng thời đánh giá kết quả tập luyện bằng cách kiểm tra khả năng phân bổ trọng lượng của bệnh nhân lên hai bên cân.
image035_1.jpgMột trong những dụng cụ tốt nhất để bệnh nhân tập dồn trọng lượng lần lượt sang hai bên ở tư thế đứng là dụng cụ "leo núi." Dụng cụ này được cải tiến từ một dụng cụ luyện tập thông thường thành dụng cụ chuyên biệt tập luyện cho người bệnh liệt nửa người. Kỹ thuật cải tiến là làm sao cho hệ thống pít tông phù hợp để bệnh nhân có thể sử dụng được.
2.4  Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân
image037_1.jpgBệnh nhân đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn, hoặc vịn nhẹ tay lành lên mặt bàn, hai bàn chân ngang bằng nhau, cách nhau 15-20cm. Người tập hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân liệt lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân lành, giữ như vậy vài giây.
 
image039_1.jpgSau đó từ từ duỗi chân liệt ra. Rồi gấp chân lành lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang chân bên liệt. Giữ như vậy vài giây rồi làm lại như lúc bắt đầu.
 
image041_1.jpgCó thể hướng dẫn bệnh nhân tập bằng cách đứng tựa nhẹ mông vào mép bàn, hai bàn chân ngang nhau, cách nhau 15-20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó bệnh nhân lần lượt chuyển trọng lượng sang chân bên lành, giữ như vậy vài giây rồi lại chuyển sang chân bên liệt luân phiên như vậy.
2.5  Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt
image043_1.jpgHoặc người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân cách nhau khoảng 15-20 cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó bệnh nhân chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân bên lành.
image045_1.jpgKhi toàn bộ trọng lượng cơ thể đã dồn lên chân lành ở phía trước, người tập yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt. Lưu ý khi gấp khớp háng và khớp gối chỉ nâng gót chân bên liệt (không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà.
 
image047_1.pngHoặc người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân ngang nhau cách nhau khoảng 15-20 cm ,sau đó dồn trọng lượng lên chân bên lành rồi tập gấp, duỗi khớp gối và khớp háng bên liệt.
Để có thêm các thông tin về dụng cụ và hướng dẫn kỹ thuật, các bạn có thể đến các bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng của các tỉnh/thành phố, các cơ sở chỉnh hình của bộ Lao động- Thương binh và xã hội ở một số tỉnh/ thành phố. Nếu không được thì liên hệ trực tiếp với  Bác sĩ Hải 0935820128 tại Hà Nội.

 
 
 
 












Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Chữa đau dây thần kinh tọa



     Thần kinh tọa hay gặp ở lứa tuổi 30-60, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc. Các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, ba-lê, cử tạ... làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái chứng đau thần kinh tọa.

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.
Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.
Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.
Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột... là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.
Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).
Phần lớn trường hợp chỉ đau thần kinh tọa một bên. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.
Việc điều trị đau thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.
Cần dùng các thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống hư khớp. Nếu có đau dạ dày - tá tràng thì phải dùng kèm các thuốc băng niêm mạc dạ dày hay tức chế bài tiết dịch vị. Tất cả đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Về vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cho trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Nên kết hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.
Phẫu thuật được chỉ định khi: điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.
Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.
Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.
Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.
đường đi của dây thần kinh tọa
             Bác sỹ Hải 0935820128

Tập phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não


Khoảng 1/3 số người bị tai biến mạch máu não sau đó bị liệt nửa người. Sau 6 tháng, gần 2/3 bệnh nhân không thể tự làm các hoạt động bình thường. Vì vậy, ngay khi chưa xuất viện, người nhà đã phải nghĩ đến kế hoạch tập luyện phục hồi chức năng cho họ.
Tại bệnh viện
Tuần đầu tiên: Đánh giá khả năng nuốt và trợ giúp cho bệnh nhân những hoạt động của cuộc sống hằng ngày.
Tuần thứ 2 đến tuần thứ 6: Rèn luyện cho bệnh nhân dùng một tay để làm các công việc như mặc quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh. Cho bệnh nhân rèn luyện ở tay bị liệt, dùng vai và khuỷu tay để trợ giúp cho những động tác như cầm, nắm và kéo. Cho tập luyện có theo dõi và trợ giúp ở những khoảng cách khoảng 10 m.
Ở nhà sau khi nằm viện
Tháng thứ 1 đến tháng thứ 6: Tập cho bệnh nhân đi bộ mỗi ngày khoảng 5 phút; cho tập những động tác như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau. Mỗi ngày tập luyện khoảng 20 phút cho đến khi bệnh nhân có thể tự làm được động tác này. Nếu bệnh nhân không thể tự làm, có thể dùng các dụng cụ trợ giúp tay hoặc chân. Cho bệnh nhân tập theo các dụng cụ này.
Ngoài 6 tháng: Tăng cường đi bộ. Nếu bệnh nhân mất tiếng nói, nên cho nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, rồi ngay lập tức cho bệnh nhân tập kể lại câu chuyện. Tập những kỹ năng này với mức độ khó tăng dần, khoảng 20 giờ mỗi tuần.
Khoảng 20% bệnh nhân có mất tiếng nói sau tai biến mạch máu não. Việc điều trị cho bệnh nhân mất tiếng nên bắt đầu từ sớm, ngay trong 3 tháng đầu tiên. Các chuyên gia tiếng nói khi tập luyện cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu cần có sự tham gia của những người thân trong gia đình hoặc những người tình nguyện. Họ chính là những người sẽ tiếp tục giúp đỡ cho bệnh nhân ở giai đoạn sau. Thời gian cho tập luyện tiếng nói phải là 40-100 giờ trong 3 tháng đầu tiên.
Sự hồi phục thường cơ thể chỉ có ở những bệnh nhân có tổn thương mức độ trung bình. Với những bệnh nhân bị tổn thương mức độ nặng thì sự hồi phục gần như là không có. Với những bệnh nhân bị liệt nửa người, phải tập luyện những động tác hỗ trợ, như tự chuyển từ giường qua xe lăn hoặc tự di chuyển bằng kỹ năng dùng một tay. Sự tập luyện tích cực với cường độ cao 16 giờ hoặc hơn mỗi tuần có tác dụng hồi phục tốt hơn hẳn những bệnh nhân chỉ tập luyện vài giờ mỗi tuần.
Nên tập luyện sớm tay ngay khi tay có thể tự di chuyển được chút ít. Nếu như tay không di chuyển được trong vòng 6 tuần đầu thì hầu như sẽ không thể hồi phục được. Nên tập tay 3-6 giờ một ngày trong khoảng 3-6 tuần sau tai biến. Việc dùng điện châm có thể giúp cho bệnh nhân tăng được lực co cơ, hỗ trợ động tác duỗi và gấp tay. Tuy nhiên, nếu chỉ châm cứu đơn thuần thì khả năng cải thiện ít hơn.
Trong tai biến mạch máu não, liệt được chia ra liệt cứng và liệt mềm. Đa phần các bệnh nhân là liệt cứng, chỉ một số nhỏ bệnh nhân có liệt mềm. Những bệnh nhân liệt mềm thường bị tàn tật nhiều hơn do tay liệt mềm khó sử dụng được. Trong khi đó, những bệnh nhân liệt cứng có thể sử dụng được tay và chân nhiều hơn cho các động tác.
Từ đi bộ là mong muốn của tất cả các bệnh nhân tai biến mạch máu não. Khi đang nằm viện, nếu bệnh nhân đã có thể co chân lại được, phải tập đi từng bước. Có thể cho tập đi từng đoạn ngắn dưới nạng hoặc được người trợ giúp. Để hồi phục khả năng đi bộ, thậm chí ngay cả đoạn ngắn, cần phải có tập luyện. Mỗi bệnh nhân phải có ít nhất 15 phút mỗi ngày tập cho đi bộ. Dù tập sau 3 tháng, thậm chí cả sau một năm thì vẫn có cải thiện rõ ràng. Tuy nhiên, nếu tập sớm thì sẽ hồi phục tốt hơn.

   Bác sỹ Hải 0935820128

Đau lưng, châm cứu hiệu quả hơn

     Nếu đau lưng, hãy nghĩ tới những cây kim. Bởi các chuyên gia phát hiện ra rằng liệu pháp đông y này điều trị đau lưng tốt hơn bất cứ phương pháp nào.
 Phải đến 85% chúng ta đã từng có cảm giác đau nhói một vài lần nào đó. Chỉ riêng tại Anh, đau lưng tiêu tốn khoảng 500 triệu bảng (tương đương với khoảng 750 triệu đô la Mỹ) mỗi năm.

 Một nghiên cứu cho thấy châm cứu là dùng các cây kim đặc biệt xuyên vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp giảm đau hiệu quả hơn hẳn các các điều trị khác.

 Hàng trăm người bị đau thắt lưng mãn đã tham gia vào nghiên cứu. Họ được chia thành 4 nhóm. Nhóm thứ nhất chỉ châm cứu 1 lần, nhóm thứ 2 điều chị theo liệu trình, nhóm thứ 3 là châm cứu bằng kim điện cực và nhóm cuối cùng dùng các phương pháp tây y.

 Sau 8 tuần, tình trạng đau lưng của 60% những người được châm cứu có sự cải thiện. Trong khi phương pháp thông thường là 39%. Sau 1 năm, 59 - 69% người được điều trị bằng châm cứu báo cáo kết quả cải thiện đáng kể, so với 50% ở những người dùng phương pháp thông thường.

 Nhà nghiên cứu, TS Daniel Cherkin cho biết: Tất cả các hình thức châm cứu đều có hiệu quả và tác động lâu dài đối với chứng đau lưng mãn” khi so với phương pháp thông thường.

 Với nghiên cứu này, châm cứu hứa hẹn sẽ trở thành một lựa chọn quan trọng trong điều trị đau lưng mãn. Bởi châm cứu không chỉ an toàn, ít tác dụng phụ mà còn có tác dụng lâu dài.

Theo Dân trí
      Bác sỹ Hải 0935820128 

Châm cứu giảm béo: Ứng dụng sáng tạo của y học dân tộc


    Châm cứu là phương pháp đã được GS Nguyễn Tài Thu nghiên cứu từ những năm 60 thế kỷ trước và đã thành công.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, phóng viên báo Khuyến học & Tòa Soạn đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Bá Phong, bác sĩ đang công tác tại Khoa điều trị toàn diện - Viện Châm cứu TƯ và cũng là người chủ trì đề tài "Nghiên cứu tác dụng của Điện Mãng châm trong điều trị giảm cân ở người béo phì".
Vừa giảm béo vừa giảm bệnh
Phương pháp châm cứu để điều trị giảm cân được gọi là điện mãng châm. Đây là sự kết hợp giữa phương pháp mãng châm với kích thích điện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Với phương pháp này, người ta sử dụng kim mãng châm có độ dài từ 20 - 25cm (tùy theo độ dài của từng huyệt đạo, trạng thái cơ thể của bệnh nhân cao hay thấp) để châm lên huyệt. Sau khi đã châm kim vào huyệt, dùng lực từ từ đẩy kim theo các huyệt đạo cho đến khi đắc khí. Khi đã đắc khí thì dùng máy điện châm dẫn khí. Mỗi vị trí huyệt đạo khác nhau phải có thủ pháp châm kim khác nhau.
Thời gian điều trị cho mỗi lần khoảng 30 phút với 60 ngày cho một liệu trình điều trị. Một người béo phì có thể thực hiện nhiều liều điều trị. Trên thực tế, cũng có thể điều trị trong thời gian ngắn hơn, từ 15 - 20 ngày và trọng lượng được giảm khá nhiều. Song việc điều trị giảm béo một cách từ từ được coi là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất, vì nguy cơ béo lại sẽ thấp hơn so với những người giảm béo nhanh.
Sau khi áp dụng điều trị cho 35 người béo phì bằng phương pháp điện mãng châm với liệu trình điều trị là 60 ngày, kết quả cho thấy, tất cả những người này đều tiến triển tốt. Cân nặng trung bình của mỗi người trước liệu trình điều trị là 67kg nay xuống còn 62,3kg. Như vậy, mỗi người trung bình đều giảm được gần 5kg. Các chỉ số vòng bụng trung bình giảm hơn 3cm, vòng mông giảm 5,5cm và vòng đùi giảm 3cm.Bên cạnh việc giảm béo, dùng phương pháp điện mãng châm còn giúp người béo phì giảm các chứng mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Điện mãng châm còn làm thay đổi huyết áp và tình trạng rối loạn lipít của người béo phì. Những đối tượng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biểu hiện rối loạn khác kèm theo như glucose máu tăng, nguy cơ về các bệnh tim mạch tăng lên, từ đó làm tăng nguy cơ về các bệnh mãn tính



Giảm mỡ bụng bằng phương pháp châm cứu


Để thực hiện kỹ thuật mãng châm đòi hỏi bác sĩ phải là những người chuyên môn giỏi, có thể châm lên huyệt một cách chính xác và nhẹ nhàng. Vì nếu châm kim không chuẩn xác có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, rất khó ảnh hưởng tới tính mạng của họ.
Bên cạnh đó, đòi hỏi người có nhu cầu giảm béo phải có thái độ tích cực hợp tác với các bác sĩ, kèm theo đó phải có sự điều chỉnh hợp lý về chế độ dinh dưỡng.
Hiện nay tại Việt Nam, có lẽ chỉ duy nhất Viện Châm cứu TƯ thực hiện được phương pháp châm cứu giảm béo. Tuy nhiên, số lượng người đến Viện không nhiều vì đa số những người béo muốn giảm cân không chỉ vì sức khỏe mà còn vì mục đích thẩm mỹ. Bởi vậy, họ không muốn bác sĩ coi họ là những người bệnh mà chỉ là những người có nhu cầu thẩm mỹ.
Trước tâm lý này, ông Nguyễn Quốc Khoa, Viện phó Viện Châm cứu TƯ cho biết, Viện cũng đang có kế hoạch mở các trung tâm châm cứu thẩm mỹ ở bên ngoài dành cho những người có nhu cầu. Bên cạnh đó, Viện cũng sẽ mở rộng công tác đào tạo cán bộ, như vậy mới bảo đảm được số lượng lớn bác sĩ điều trị có chuyên môn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đông đảo nhân dân.
.      Bác sỹ Hải 0935820128 

Dùng vỏ quýt để trị ho


Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
Xin chia sẻ với các bạn một số cách trị ho trong dân gian đơn giản như sau:
- Lấy khoảng 5 gr vỏ quýt sắc với 2 chén nước cho thêm ít bột gừng và mật ong dùng để uống khi còn nóng.



Quả quýt

- Lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị chứng ho có đàm.
- Riêng đối với trẻ nhỏ bị ho: Xắt vài lát củ cải mỏng đem ngâm trong nước đường vài ngày. Mỗi lần dùng lấy ra một muỗng hỗn hợp này hòa với nước nóng đợi đến khi nước còn ấm ấm thì cho trẻ uống.
- Cũng có thể dùng một muỗng vừng (mè) sao khô rồi say nhuyễn, 6 gr hạnh nhân, một lát gừng sống bỏ vào nồi cho thêm 2 ly nước sắc lên. Khi dùng thì lấy một muỗng hỗn hợp ra này pha với ít mật ong để uống.
Đối với trẻ khi bị ho thường bị mất ngủ nên lấy một miếng gừng sống xắt mỏng, sao hơi khô lên rồi thoa nhẹ xung quanh cổ và vai sẽ giúp trẻ ngủ ngon.
Theo Vnexpress









Bác sĩ Hải

Điện thoại: 0935820128







Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng


Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng. Ngoài ra cây lá bỏng còn có tác dụng giảm sưng, giảm đau, trừ độc và chữa các lở loét như loét thịt, loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu, thậm chí chữa cả đau mắt đỏ...
Cách sử dụng lá bỏng để chữa bệnh rất đơn giản, có thể lấy lá tươi giã đắp hoặc vắt lấy nước để bôi hoặc ăn sống, sắc uống...
Một số bài thuốc từ cây lá bỏng: 
                                  Cây lá bỏng                         
- Chữa ngứa: Nếu tự dưng phát ngứa thì có thể lấy lá bỏng, nghể răm, lá ké và bồ hòn nấu lên lấy nước xông và tắm.
- Chữa chứng đi lỵ: Dùng 40g lá của cây bỏng, 16g cam thảo đất, 20g cỏ seo gà, 20g lá mơ lông. Rửa sạch sắc uống ngày 1 thang.                                  
- Chữa bệnh kiết lỵ (viêm đại tràng): Ngày ăn 20 lá (buổi sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá). Từ 5-10 tuổi ăn bằng 1/2 người lớn. Ăn 5 ngày là khỏi.
- Chữa bệnh trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá bỏng đắp vào búi trĩ.
- Chữa bệnh trĩ nội: Mỗi ngày dùng 10 lá (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá), tối 2 lá, nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải đắp vào hậu môn (đóng khố như phụ nữ thấy kinh). Nhớ trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối. Cứ làm theo cách trên, tùy bệnh nặng nhẹ, dùng từ 20-45 ngày đều khỏi.
- Chữa chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm tai giữa cấp tính: Lá bỏng giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai.
- Trị chứng viêm loét dạ dày: Lấy lá bỏng ăn sống, mỗi ngày 40g.
- Giải rượu: Khi bị say rượu dùng 10 lá bỏng rửa sạch, nhai sống rất hiệu nghiệm.
- Chữa nôn ra máu (do bị đánh, bị thương): Dùng 7 lá bỏng giã nát, thêm rượu và đường vào uống trong ngày.
- Ðau mắt đỏ và đau mắt hột: Trước khi ngủ, đánh răng, nạo lưỡi sạch, nhai 3 lá bỏng, mút bớt nước, đặt bã vào gạc vải (vô trùng) đắp vào mắt buộc chặt, sáng tháo ra, rửa mắt bằng nước pha muối. Làm như trên 3 ngày liền sẽ khỏi.
- Chữa đau mắt đỏ: Giã nát lá bỏng đắp vào mắt.
-Chữa đổ máu cam: Nhai 1, 2 lá bỏng, lấy nước nhai thấm bông gòn đặt vào lỗ mũi độ 10 phút sau sẽ khỏi.
- Chữa nuôi con mất sữa: Sáng, chiều mỗi lần ăn 8 lá, sau 2 ngày sẽ có sữa.
- Chữa mất ngủ: Chiều và tối, ăn mỗi lần 8 lá, giấc ngủ sẽ đến sớm.
- Chữa mụn nhọt khi chưa có mủ: Lấy 30g lá bỏng, 15g lá đại, 20g lá táo. Rửa sạch, giã nát đắp vào mụn ngày 1-2 lần.
- Chữa chứng viêm họng: Lấy 10 lá sống đời rửa sạch, chia nhai sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai kỹ, ngậm một lúc rồi nuốt cả bã, dùng khoảng 3-5 ngày sẽ có kết quả. Hoặc nhai ngậm sáng 4 lần, chiều 4 lần, tối 2 lần (mỗi lần 1 lá, đều nhai ngậm và nuốt cả bã) dùng trong 3 ngày là khỏi.
- Chữa chứng viêm xoang mũi: Lấy 2 lá bỏng rửa sạch, giã nát, lấy bông thấm nước thuốc nút vào lỗ mũi. Hoặc mỗi lần nhai 2 lá, lấy nước nhai lá bỏng thấm vào bông, nút vào hố mũi bên viêm ngày 4-5 lần sẽ khỏi (Nếu viêm cả 2 bên thì sáng nút một bên chiều nút một bên). Lưu ý, bệnh nhân trước khi nhai lá bỏng phải đánh răng, nạo lưỡi, súc miệng 2, 3 lần cho sạch miệng mới nhai.

Theo afamily.vn




Bác sĩ Hải

Điện thoại: 0935820128